0222666000
Xem Gia đình Ấm áp
首页 >K8
【motphim】Những người chồng 'không chịu lớn'
发布日期:2024-04-28 22:56:13
浏览次数:786

Cô vợ 24 tuổi ở quận Cầu Giấy,ữngngườichồngkhôngchịulớmotphim Hà Nội kể suốt bốn tháng nay chưa đêm nào được ngủ quá ba tiếng vì con hay quấy khóc. Thay vì động viên vợ, pha sữa hay chơi với con, anh chồng hơn Trang 10 tuổi chỉ biết nằm dài chơi điện thoại, khi cô nhờ thì lấy cớ phải ngủ để mai đi làm sớm.

"Nhiều hôm tôi trách chồng vô tâm, anh ấy dỗi, không chịu ăn cơm, tôi lại phải đi dỗ chồng, dỗ con cho gia đình yên ổn", Trang nói.

【motphim】Những người chồng 'không chịu lớn'

Yêu nhau ba năm, đầu năm 2022, Trang quyết định kết hôn vì thấy chồng là người biết suy nghĩ cho tương lai, ổn định kinh tế, luôn bên cạnh và chia sẻ với cô mọi thứ từ công việc đến gia đình.

【motphim】Những người chồng 'không chịu lớn'

Khi về chung nhà, chồng Trang như biến thành con người khác. Anh luôn để cô tự làm mọi thứ, từ thuê nhà ở đâu cho thuận tiện, chi tiêu như thế nào, kế hoạch phấn đấu của cả hai ra sao, kể cả việc sinh con. Mỗi khi được hỏi ý kiến, anh chỉ đáp "Tùy vợ".

【motphim】Những người chồng 'không chịu lớn'

Cô còn phát hiện chồng nghiện game, ngày nghỉ cuối tuần nằm chơi từ sáng đến đêm, không buồn quan tâm vợ đi đâu làm gì. "Ngày tôi đi đẻ, chồng ở viện làm thủ tục, không có thời gian chơi game nên chi vài triệu đồng thuê người 'cày' hộ", bà mẹ trẻ lắc đầu nói.

Trang thấy mình cô đơn trong cuộc hôn nhân này vì chỉ mình cô cố gắng.

Ngọc Trang vừa phải dỗ con, vừa vào bếp nấu ăn trong khi chồng ngồi chơi game, tháng 11/2023. Ảnh nhân vật cung cấp

Ngọc Trang vừa phải dỗ con, vừa vào bếp nấu ăn trong khi chồng ngồi chơi game, tháng 11/2023. Ảnh nhân vật cung cấp

Mẫu đàn ông "mãi không chịu lớn" giống chồng Trang không hiếm. Các chuyên gia hôn nhân - gia đình gọi họ là "man-child" - chỉ người đàn ông trưởng thành nhưng tính tình và cách cư xử vẫn như trẻ con. Những dấu hiệu điển hình của một "man-child" là không bao giờ (hiếm khi) làm việc nhà, luôn tỏ ra vô ơn, thờ ơ và bất lực khi phải chăm sóc bản thân và đôi khi là cả con cái. Khi bị gây sức ép quyết liệt, một "man-child" có thể cố gắng thay đổi trong một thời gian ngắn nhưng đâu lại hoàn đó.

Tuyết Mai, 45 tuổi, quản trị viên của một diễn đàn tâm sự chuyện hôn nhân có hơn 400.000 thành viên trên mạng xã hội cho biết, trung bình mỗi tháng có hơn 200 bài tâm sự của các cặp vợ chồng, hơn 50% trong đó số đó là những than thở liên quan đến chuyện "chồng vẫn trẻ con". Khảo sát nhanh của phóng viên VnExpresstrong nhóm này cũng cho kết quả 75% phụ nữ cho rằng thường xuyên mâu thuẫn vì chồng trẻ con, mặc kệ vợ làm mọi thứ trong gia đình và chưa có cách giải quyết.

"Ba tháng gần đây có hơn 100 bài chia sẻ của các cặp Gen Z, vợ chồng trẻ tuổi nên còn ham chơi, thích được tự do làm theo ý mình, xung đột lên đỉnh điểm khi có con nhỏ chồng không san sẻ việc nhà, chăm con dẫn đến cãi vã, ly hôn", chị Mai cho biết.

Vừa sinh em bé đầu tháng 11, Minh Thư, 27 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội nói mệt mỏi khi phải chăm con theo yêu cầu của mẹ và các chị chồng. Ngay cả việc Thư muốn hút sữa mẹ ra bình để con ăn ngoài hay cho con ngậm núm ti giả để đỡ quấy khóc đều bị gia đình chồng phản đối gay gắt.

"Ngày nào cũng phải bế con trên tay cho con cảm nhận được mẹ, nếu không làm theo, chồng tôi ngay lập tức sẽ gọi điện, nhắn tin mách mẹ và các chị", Thư nói.

Cô kể trước đây anh luôn tôn trọng mọi quyết định của bạn gái và cả hai thường xuyên bàn bạc cùng nhau giải quyết khi có khó khăn. Nhưng từ khi kết hôn, chồng hay gọi điện cho mẹ than thở về gánh nặng kinh tế rồi vay tiền. "Kể cả việc quạt trong nhà hỏng, máy nóng lạnh bị trục trặc, con không chịu ăn hay ốm sốt, những việc có thể tự làm thì chồng tôi đều gọi cho bố mẹ nhờ giúp", Thư nói.

Nhiều lần bế con trên tay, Thư nghĩ đến chuyện ly thân, về ngoại để được sống bình yên cùng con.

Nói về những bất đồng vợ chồng do chồng trẻ con, chuyên gia tâm lý hôn nhân và gia đình Lê Thị Minh Hoa (TP HCM) cho biết tính trẻ con ở đàn ông thường thể hiện rõ nhất ở quan điểm coi việc nhà, nuôi con là trách nhiệm của vợ.

Chuyên gia cho rằng người phụ nữ nên xác định rõ từ đầu việc nhà là của chung, nghĩ cách để chồng mình cùng tham gia. "Nấu ăn, rửa bát, cho con ăn... nên để chồng thử làm, dù không bằng phụ nữ làm nhưng dần rồi cũng quen, tránh sự ỷ lại", bà Hoa nói.

Chuyên gia tâm lý Trần Hương Thảo (TP HCM) nói mâu thuẫn nào cũng để lại hậu quả nếu không được giải quyết triệt để. Cuộc sống gia đình sẽ trở nên mệt mỏi, chán nản, bế tắc khi vợ thường xuyên phải nhịn chồng, chiều theo ý chồng. Tình trạng này kéo dài sẽ tạo tiền đề cho việc chồng hay vợ ngoại tình, dẫn đến ly hôn, gia đình tan vỡ.

"Một cái ôm, một lời cảm ơn từ người chồng đôi khi cũng khiến vợ cảm thấy hạnh phúc, nguôi ngoai nhưng nhiều đàn ông không làm được, ngược lại vợ phải dỗ dành", chuyên gia Thảo nói.

Theo thạc sĩ Nguyễn Viết Chung, giảng viên Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, tình trạng mâu thuẫn, cãi nhau vì một vấn đề, không được giải quyết, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến mặt sức khỏe tâm thần của đối phương.

Khi người vợ cảm thấy quá tải công việc nhà, chăm con, thiếu sự hỗ trợ, sẻ chia từ chồng hay việc quá kỳ vọng vào chồng, chồng không còn quan tâm mình như lúc yêu nhau cũng khiến họ căng thẳng kéo dài, có thể gây mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm. Nguyên nhân người chồng trẻ con có thể vì chưa sẵn sàng tâm lý làm chồng, làm bố, sụt giảm về tình yêu.

"Ngoài vun vén hạnh phúc gia đình, lắng nghe nhau, các cặp đôi sắp hoặc mới kết hôn nên đi học về tiền học nhân, học cách chăm con cái, người vợ cũng nên học kỹ năng vượt qua stress", chuyên gia Chung chia sẻ.

Lấy chồng được 5 năm, có được hai người con, Tố Uyên (30 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết chồng 35 tuổi nhưng vẫn ham chơi, nhiều lúc đi đá bóng, ăn nhậu quên cả đón con ở lớp học thêm. Thay vì trách móc, chị Uyên thiết kế thời khóa biểu lịch sinh hoạt trong nhà, chia đều công việc nấu ăn, quét dọn, dạy con học.

"Dù chồng hay quên nhưng nhắc nhở vẫn làm, không cãi vợ, thỉnh thoảng còn mua quà động viên vợ, nhiều lúc thấy anh ấy như đứa trẻ, lơ ngơ nhưng cũng đáng yêu", chị Uyên nói.

Thanh Nga

产品中心

EMAIL:[email protected]

TEL:0333444777

FAX:0888666555

Copyright © 2024 Powered by Xem Gia đình Ấm áp